<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
Cỡ chữ:  Thu nhỏ Phóng to
Đạo Mạch và nền Văn Hóa
Tác giả: Kỷ yếu khánh thành

ĐẠO MẠCH Và NỀN VĂN HÓA

 

Trưởng lão THÍCH NGUYÊN LAI

 

      Trên hai ngài năm trước, đức Từ Phụ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trở về thế giới Phật bảo.

 

              Một ngàn hai trăm năm mươi bậc Tổ Sư nối truyền mạng mạch Chánh pháp, khé cơ, khế lý, tùy thuận quốc độ, căn cơ chúng sanh.

 

              Phần lớn các quốc gia khắp thế giới ngày nay đã có mặt và biết đến đức Phật cùng giáo lý của Ngài.

 

              Đệ tử Phật phát nguyện kiên trì nhẫn nại mang ánh đạo mầu huyền diệu đến khắp nẻo đường của nhân thế. Trong số đó có Phật tử Việt nam, nhất là sau biến cố 30 tháng tư 1975, không ít con dân nước Việt trôi dạt khắp các quốc gia nhân đạo mở rộng vòng tay bao dung trong số người Việt phiêu bạt ấy, đa phần là Phật tử. Tất cả thuận theo quy luật phát triển thiên nhiên là lẽ sống. Mặc dù gắp nhiều khó khăn, khi đặt chân đến một nơi hoàn toàn mới lạ : Nào là ngôn ngữ bất đồng, nào là phong tục tập quán đều khác lạ. Thế nhưng, dần dà rồi cũng hội nhập.

 

              Hàng Tăng Ni Việt Nam cũng cùng nhịp bước với người con dân Việt, đã vượt trùng dương với muôn ngàn vạn dặm rừng thẳm, biển sâu nguy nan, thập tử nhất sanh, cuối cùng cũng đến được bờ tự do. Thầy Tín Nghĩa cũng như bao nhiêu vị Tăng Ni khác khi đến đất Hoa kỳ, lúc ban đầu cũng không ít đã gặp phải trỡ duyên. Bước dừng chân đầu tiên là Lãnh đạo Cộng đồng Phật giáo kiêm Trú trì chùa Việt nam tại Denver, tiểu bang Colorado, là tiền thân của chùa Như Lai bây giờ ; kế đó, là Trưởng ban Điều hành của Phật Học Viện Quốc Tế. Dù gặp phải hoàn cảnh nào chăng nữa, thầy Tín Nghĩa với luôn luôn tâm nguyện của một Tăng Sĩ phụng sự Phật pháp để : Báo Phật ân đức, Tổ đức. Với châm ngôn : Thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ. Tâm nguyện nầy thầy vẫn canh cánh bên lòng.

 

              Nhân duyên đến với người con Phật chí tiết thành nguyện, thầy Tín Nghĩa đã rời Phật Học Viện và đến thành phố Irving, quận hạt Dallas – Fort Worth, tiểu bang Texas. Nơi đây, thầy đã cùng với hàng Phật tử có tâm đạo nhiệt thành, đã chung lưng đấu cật dưới nhiều hình thức để kiến tạo cho được một ngôi Già lam tuy đơn sơ, nhưng có nơi cho hàng Phật tử tu tập và chiêm bái đức Từ Phụ cũng như để hoằng truyền chánh pháp.

 

              Tháng 10 – 1983, Thượng tọa Thích Tín Nghĩa đến vùng Dallas. Lúc ban đầu cùng với các vị : Cố đạo hữu Hồng Minh Nguyễn Xuân Huê, ông bà Đỗ Trọng Nho, ông bà Đỗ Tràng Phúc, ông bà Hoàng Sang, ông bà Nguyễn Van Phú, ông bà Trần Văn Nhơn, . . . và một số lớn quý đạo hữu khác mà chúng tôi không thể liệt kê ra đây được, kính xin quý vị hoan hỷ đại xá cho.

 

              Lúc sơ khởi, vấn đề quyên góp tài chánh và tìm vị trí cũng không phải là dễ ; nhưng rồi, Tam bảo gia hộ, oai lực thiện thần hộ pháp phù trì, với tâm nguyện chí thành nên đã gặp được một ngôi nhà cũ, chung quanh vẫn là một rừng cây xanh um tùm bao bọc chưa được khai phá ở số 615 N. Gilbert Road, thành phố Irving, tiểu bang Texas. Ngôi nhà cũ nầy biến thành chùa thờ Phật với bảng hiệu Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại.

 

              Thượng tọa Thích Tín Nghĩa khi đến Hoa kỳ đã nhanh chóng nối liền với nhịp cầu tổ chức. Thầy luôn luôn tâm niệm : dù ở đâu vẫn là con em của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất nên đã sớm hội nhập vào Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ. Hiện thầy là Vụ Trưởng vụ Nghi lễ của Giáo hội.

 

              Song hành Phật sự từ tháng 10 – 1983 về sau, Thượng tọa vẫn đi đó đây khắp các tiểu bang của Hoa kỳ cũng như Âu châu và Canada để thuyết giảng và chứng minh những ngày đại lễ cho các Giáo hội Phật giáo, khi trở về thì cùng với Phật tử địa phương để chung lo ngôi chùa ngày một khang trang. Tân Chánh Điện vẫn là vấn đề chính yếu trong tâm nguyện của thầy và hàng Phật tử địa phương.

 

              Với thiệp thỉnh mời, lần đầu Nguyên Lai tôi đặt chân đến ngôi Từ Đàm Hải Ngoại gần vệ đường Gilbert, là một cổng Tam Quan duyên dáng, hùng dũng trông rất oai vệ trong vẽ đẹp phương đông với đối câu đối được rút ra từ kinh điển chữ Hán, cũng do Thượng tọa Tín Nghĩa sáng tác :

 

              *.- Từ Tế Chúng Sanh Việt Nam Hải Ngoại Dung Nhị Đế,

 

             đối với :

 

              *.- Đàm Khai Phật Đạo Hoa Kỳ Trung Mỹ Diễn Tam Thừa.

 

             Thượng tọa đã lấy hai chữ Từ Đàm làm tiền đề.

 

              Bước vào cổng, bên trái là ngôi nhà cũ đã dùng làm chánh điện thờ Phật và chư hương linh quá vãng từ năm 1983. Song song với chánh điện cũ ấy với hai hàng tùng kiểng uốn nắn và cắt tỉa theo kiểu Bonsai của Nhật Bản chen lẫn với các thứ hoa đủ bốn mùa viền cái một cái sân rộng, dài và đẹp, đã được tráng bằng xi-măng sạch sẽ. Gần thềm bậc bước lên cầu thang tiền đường Tân chánh điện, có một cái hồ trồng toàn hoa súng đủ màu, có vòi phun nước và hòn non bộ duyên dáng. Hai bên có hai con lân bằng đá cẩm thạch trắng đứng hầu trước tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm tay cầm nhành dương liễu đang ung dung tự tại, như muốn dùng cam lồ trên đầu ngọn dương liễu ấy để dập tắt những oan khiên của chúng sanh đang tạo nghiệp.

 

              Bước lên thềm bậc chánh điện, hai con rồng chầu, mỗi con dài 25 feet đang ngẫng cao đầu hướng về phía cổng tam quan như mời gọi khách thập phương sớm trở về nơi cửa Phật. Trước tiền đường với ba câu đối liễng bằng chữ Hán như sau :

 

Hai câu chính cửa :

 

                            *.- Từ Năng Tế Độ Thiên Sanh Bệnh,

 

đối với :

 

                            *.- Đàm Xuất Tiếu Trừ Vạn Kiếp Tai.

 

Hai câu kế :

 

                            *.- Hải Nội Đạo Tràng Tuyên Mật Ngữ,

 

đối với :

 

                            *.- Ngoại Viên Thiền Viện Phụng Như Lai.

 

Hai câu ngoài cùng :

 

                            *.- Tổ Ấn Trùng Quang Diệu Pháp Khai,

 

đối với :

 

                            *.- Đình Tiền Hiển Hiện Quán Âm Tọa.

 

              Ba câu đối trên đây được rút ra từ bài thơ do chính Thượng tọa cảm tác :

 

                            Từ Đàm Hải Ngoại Cảm Tác :

 

                            Tổ ấn trùng quang diệu pháp khai,

 

                            Đình tiền hiển hiện Quán âm đài,

 

                            Từ năng tế độ thiên sanh bệnh,

 

                            Đàm xuất tiêu trừ vạn kiếp tai.

 

                            Hải nội đạo tràng tuyên Mật ngữ,

 

                            Ngoại viên thiền viện phụng Như lai.

 

                            Cảm tương Tăng lữ nan tư nghị,

 

                            Tác hóa quần sanh tuyệt bất nhai.

 

              Cũng có một câu đối sau cột trụ của cổng tam quan ở trong nhìn ra, với tâm nguyện tu học và hành hóa chánh pháp cũng như phát nguyện về với cảnh giới Di Đà, cũng chính do thầy làm :

 

                            *.- Tín Hạnh Chơn Thuyên Kim Triêu Nguyện Mãn Quy Vô Ngại,

 

đối với :

 

                            *.- Nghĩa Nhơn Diễn Đạt Đương Lai Cứu Cánh Nhập Bất Sanh. 

 

              Bước vào Đại Điện tượng đức Thế Tôn trang nghiêm an tọa. Hai bên tả hữu là tôn tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng Vương. Phía sau là Tổ đường và di ảnh Hòa thượng Đôn Hậu và Hòa thượng Mật Hiển, chư vị tiền bối hữu công chấn hưng Phật giáo cùng tứ ân. Cách thờ phụng của Từ Đàm Hải Ngoại hoàn toàn mang sắc thái thiền môn Việt Nam là tiền Phật hậu Tổ. Chất liệu kiến trúc hoàn toàn tây phương. Nhưng trang hoàng thiết trí trong cũng như ngoài là đông phương. Ngôi chánh điện nầy gồm hai tầng. Tầng trên là chánh điện, tầng dưới là một giảng đường rộng rãi dùng để hội họp, có thư viện với ba tủ lớn tôn trí Đại Tạng kinh, sách báo, và một số sử liệu. Ngoài ra còn có nhiều phòng dùng để trong tương lai chư Tăng tu học hoặc lưu trú. Bên cạnh giảng đường là nhà trù rộng rãi.

 

              Bãi đậu xe rộng sau chùa với vườn cây kiểng xanh tươi được thiết trí theo hình chữ tê (T). Cách trang thí thiền môn khiến cho người ngoại quốc hay Việt Nam đi ngang qua Từ đàm Hải ngoại đều nhận ngay ra đó là ngôi chùa Việt Nam. Vì nó mang đậm nét đặc thù của nền văn hóa đông phương. Đứng từ ngoài cổng nhìn vào toàn bộ của ngôi chùa rất duyên dáng, tuyệt hảo. Đây là ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại hải ngoại có đến hai chục thềm bậc. Ngôi chùa đã bù lại công lao khó nhọc và chí nguyện tu hành của Thượng tọa Tín Nghĩa cùng quý Phật tử địa phương nói riêng và Phật giáo đồ Việt nam nói chung tại hải ngoại. Từ Đàm là một trong ba ngôi chùa lớn ở vùng Dallas - Fort Worth.

 

              Phật sự của Từ Đàm rất thuận duyên. Thượng tọa và Ban quản trị đã sẵn sàng cho ngày Đại lễ Khánh thành cũng như Đại hội của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ, Văn phòng II Viện Hóa Đạo. Thượng tọa đã khéo hướng dẫn Ban Tổ Chức rất chu đáo từ hình thức cho đến nội dung của ngày Khánh thành và Đại hội. Cách trang hoàng băng cờ, khẩu hiệu từ ngoài sân cho đến phòng hội thật là nghệ thuật và ý nghĩa. Cung cách cung đón chư Tăng cũng như đưa đón Đại biểu và khách thập phương khắp nơi về tham dự, đâu đó nghiêm chỉnh và đầy đạo tình. Chư Tăng cũng như Phật tử ai nấy đều hoan hỷ từ khi mới đến cũng như lúc ra về. Nội dung hàm chứa nét cổ kính của nền Văn hóa Việt nam và Phật giáo.

 

              Đại hội Thường niên, chương trình nghị sự hàm chứa đường hướng tương lai của Giáo hội là phụng sự Đạo pháp và Dân tộc.

 

              Giấc mơ đã thành sự thật :

 

              Chiều ngày 09 tháng 10 – 1998, tiền đại hội.

 

              Sáng ngáy 10-10-98, lễ khai mạc Đại hội Thường niên năm thứ II, nhiệm kỳ 2. Sau lễ khai mạc là Đại lễ Khánh thành. Chư Tăng Ni được vân tập ở chánh điện cũ.

 

              Tác bạch trước Đại Tăng, bằng tâm thành kính, trong bầu không khí trang nghiêm, Thượng tọa Thích Tín Nghĩa, tọa chủ Từ Đàm cùng chư tôn túc trong môn phái : Thượng tọa Thích Tịnh Từ, Viện trưởng Tu viện Kim Sơn về từ California. Thượng tọa Thích Tánh Thiệt, tọa chủ chùa Thiện Minh, từ Lyon, Pháp quốc. Đại đức Thích Tâm Minh, tọa chùa Trúc Lâm từ Úc Đại Lợi. Đại đức Thích Tâm Huệ, tọa chủ chùa Trúc Lâm về từ Thụy Điển và sư cô Thích nữ Hạnh Thanh, hiện là Quản sự của Từ đàm Hải ngoại cùng với Ban Quản Trị đã đảnh lễ Đại Tăng đồng quỳ gối chấp tay cung kính với lời tác bạch tâm nguyện chí thành. Đây là giờ phút trang nghiêm huy hoàng nhất của cuộc đời Thích Tử hành trì Phật sự đã được thành tựu. Hàng hàng lớp lớp Phật tử sắp thành những hàng dài từ ngoài đường lớn đến tận bậc thềm cấp của tiền đường, chấp tay cung kính với nét mặt hân hoan trong một bầu không khí mát dịu. Chư Tôn đức Tăng Ni trang nghiêm trong bộ y hậu vàng rực cả sân chùa từ từ tiến về Đại Điện, tiếp theo là Đại biểu và các Phái đoàn của các hội Phật giáo trong cũng như ngoài Giáo hội.

 

              Chư tôn Giáo phẩm, Đại biểu và Phật tử an vị đâu vào đó, Thượng tọa Tín Nghĩa tuyên đọc diễn văn Khánh thành. Bài diễn văn vô cùng súc tích đã đưa chư tôn Thiền đức cùng hàng Phật tử trở về với ngôi chùa lúc mới sơ khai, đồng thời gợi lên những giai đoạn thăng trầm gian nan mà Thượng tọa đã trãi qua. Lời đọc nhẹ nhàng và cảm động làm sao. Chính Thượng tọa và Phật tử địa chỉ một ước mơ đơn giản và khiêm tốn làm thế nào có được ngôi chánh điện trang nghiêm vào khoảng độ vài ba trăm ngàn Mỹ kim. Nhưng ngờ đâu bây giờ thì đã vượt ra ngoài giấc mơ. Ngôi chánh điện mới nầy lên đến triệu hai hơn, không bút mực nào tả được nỗi vui mừng ấy. Bài diễn văn đã khơi lại bao nhiêu ân sâu tình nặng mà đặc biệt là Hòa thượng Thích Đức Niệm, Giám đốc Phật Học Viện Quốc Tế đã gắn liền từ đầu về vật chất cũng như tinh thần, từ khi Từ Đàm có mặt cho đến ngày Khánh thành. Nhị vị Thượng tọa Thích Tịnh Từ Tu viện Kim Sơn, Thích Minh Đạt chùa Quang Nghiêm cùng với Ni sư Thích nữ Nguyên Thanh chùa An Lạc cũng đã khuyến khích và hỗ trợ không kém phần quan trọng. Giọng đọc và lời văn của bài diễn văn vừa nhẹ nhàng, vừa xúc động đã làm cho chư Tôn đức cũng như hàng Phật tử tham dự Đại lễ Khánh thành ai nấy mắt đều đỏ hoe và rơi lệ.

 

              *.- Hòa thượng Thích Thuyền Ấn, Chứng minh kiêm sám chủ đại lễ,

 

              *.- Hòa thượng Thích Hộ Giác, Chủ tịch Điều hành Giáo hội,

 

              *.- Hòa thượng Thích Đức Niệm, Chánh Văn phòng Hội đồng Đại diện, đã cùng đứng lên nhận giáo sản trong niềm hân hoan và cảm động.  

 

             Ngoài chư tôn trong Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ, còn có sự chứng minh của chư Tôn đức các châu : Hòa thượng Thích Minh Tâm, Chủ tịch Điều hành Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Âu châu, Thượng tọa Thích Quảng Bình, lãnh đạo tinh thần Cộng đồng Phật giáo Đan Mạch, Thượng tọa Thích Quảng Ba, Viện trưởng Tu viện Vạn Hạnh tại Úc Đại Lợi ; Gia Nã Đại thì có : Thượng tọa Thích Bổn Đạt, Phó chủ tịch kiêm Tọa chủ chùa Phổ Đà tại Ottawa và Thượng tọa Thích Viên Diệu, Vụ trưởng vụ Cư sị kiêm Viện chủ chùa Thuyền Tôn tại Montréal, Đại đức Thích Pháp Ấn, Trú trì chùa Vạn Hạnh tại Victoria. Tại Hoa kỳ có Hòa thượng Thích Pháp Nhẫn, Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Nam tông kiêm Tọa chủ chùa Liên Hoa, Irving, Thượng tọa Thích Tịnh Đức, Trú trì chùa Đạo Quang tại Garland, Thượng tọa Thích Bửu Đức, Trú trì chùa Hương Đạo tại Fort Worth vân vân.

 

             Ngày vui trọng đại nầy là một nhân duyên hội ngộ, Nguyên Lai đã được gặp lại một số nhân vật lịch sử trong Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo 1963, như : Giáo sư Trần Quang Thuận, Trung tưóng Tôn Thất Đính, Trung tướng Nguyễn Chánh Thi. Những nhân vật trên đây đã một thời oanh liệt làm nên lịch sử Cách mạng 1963. Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập dưới sự lãnh đạo của đức Tăng thống Thích Tịnh Khiết. Những mái đầu xanh của người hùng thuở nào, hơn ba mươi năm trước, nay đã trở thành những ông già. Thời gian tuy trôi qua, cuộc biến thiên của lịch sử vẫn tiếp diễn, nhưng Nguyên Lai vẫn là người con của dân tộc, một dạ trung thành với Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất.

 

              Buổi chiều 10 tháng 10 - 1998, Giaó hội tiếp tục thảo luận chương trình nghị sự đến trưa 11-10-98. Vào lúc ba giờ chiều cùng ngày, lễ Bế mạc và lễ Hiệp kỵ chư Lịch đại Tổ sư, Cư sĩ hữu công với Đạo pháp, các anh hùng chiến sĩ đã có công dựng nước và giữ nước, các đồng bào vị quốc vong thân, vị pháp vong xu hữu danh hay vô danh, . . . Đại lễ Khánh thành Tổ đình Từ Đàm Hải ngoại và Đại hội đã cung thỉnh quy tụ trên 56 vị Tăng Ni và trên hai ngàn ba trăm Phật tử gần xa về tham dự suốt ba ngày. Một chánh điện rộng rãi như thế mà từ thứ năm trước lễ cho đến thứ năm sau lễ, chư Tăng và Phật tử lúc nào cũng đông nghẹt. Đó là phước báo và một vinh hạnh cho Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại.

 

              Nguyên Lai viết để cùng chia sẻ niềm vui hy hữu cùng với Thượng tọa Tín Nghĩa và Ban Quản Trị và quý Phật tử Tổ Đình Từ Đàm. Đồng thời, gởi niềm vui đến với cộng đồng Phật tử Việt Nam khắp các quốc gia và quốc nội Việt Nam cùng chung vui trong niềm vui trọng đại. Từ đó, trong mọi người chúng ta có thể hình dung được sự phát triển Văn hóa và Đạo pháp, tất cả đều do mọi cố gắng của Tăng sĩ đã hết lòng phụng sự Đạo pháp, duy trì Đạo mạch và mang nền Văn hóa niềm tin Dân tộc tạo dựng và tô điểm trên một quốc gia đầy uy quyền và văn minh nhất thế giới như Hoa Kỳ. Ấy là Thượng tọa Thích Tín Nghĩa đem chuông đi đánh xứ người, làm rạng rỡ tông phong, làm nức lòng hãnh diện Tăng Tín đồ Phật Giáo Việt Nam vậy.

 

 

 

 

Mục Lục

Diễn Văn Khai Mạc Đại Lễ Khánh Thành Chánh Điện

Diễn Văn Chào Mừng Đại Hội Thường Niên Nhiệm Kỳ II

Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên II

Quyết Nghị Của Đại Hội

Tâm Thư Của Đại Hội

Mấy Ai Dễ Biết

Cảm Niệm Tổ Đình Hải Ngoại

Từ Đàm Quê Hương Tôi

Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Đạo Mạch và Nền Văn Hóa

Chùa Từ Đàm Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng tộc và Giai Cấp

Vài Nét Tâm Sự

Niềm Vui Chưa Trọn

Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

 

Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Gợi Chút Dĩ Vãng

Huế Thủ Đô Của Tự Do Tôn Giáo

VỀ CHUYẾN ĐI DỰ ĐẠI HỘI DALLAS

Thời Điểm Chiến Lược

Vài Đặc Điểm Của Phật Giáo

Tính Cách Chính Thống Của GHPGVNTN

Đóa Sen Nở Giữa Mặt Hồ Nhân Gian

Đọc Thơ HT. Thích Tín Nghĩa

Chân Thành Tri Ân và Cảm Tạ

Chư Tăng Ni và Phái Đoàn Về Tham Dự Lễ Khánh Thành

Hội Đồng Điều Hành Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Chương Trình Lễ Khánh Thành

 Ký sổ vàng xây dựng Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Vài nét về Tổ Ðình Từ Ðàm Hải Ngoại

 

 

Những Tin Cùng Chủ Đề Đã Qua:
Cáo Bạch
Anh Hùng và Tội Đồ
Lá Thư Xuân Quý Mão
Điện thư Phân Ưu của Giáo Hội
Chương Trình Sinh Hoạt Trong Năm Giáp Thìn - 2024
Thông Bạch Vu Lan 2022 - PL. 22566
Phạm Duy Vĩnh Biệt Thôn Đoài
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ Tổ Chức Đại Hội Thường Niên Lần Thứ 2
Chương Trình Sinh Hoạt Năm Nhâm Dần-2022 của Từ Đàm
Nguyễn Trường Tộ : Từ Huyền Thoại Đến Thực Chất Con Người và Sự Thật
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3148901
Có -531 Khách Đang Online